Xuyên suốt hành trình hoạt động nghệ thuật, Edvard Munch đã sáng tác hơn bốn mươi bức chân dung tự họa nhằm tái hiện hình ảnh của bản thân đồng thời bộc lộ nỗi ám ảnh, vết thương sâu và bí mật ẩn giấu nơi tâm hồn danh họa. Hãy cùng tìm hiểu về tác phẩm độc đáo Self-Portrait. Between the Clock and the Bed cùng Rubik nhé.


Bằng phong cách Biểu hiện quen thuộc, Edvard đã khắc họa mối liên kết giữa bản thân và cái chết qua sự xuất hiện của hai luồng không gian khác nhau.
Luồng không gian đầu tiên được Munch đặt trong căn phòng nơi phía sau cánh cửa. Ở đó, người xem có thể thấy khung cảnh tràn ngập sắc vàng với vô số tác phẩm nghệ thuật được trưng bày. Đó là hình ảnh tượng trưng cho những năm tháng huy hoàng nơi quá khứ mà kết tinh là các thành tựu rực rỡ trong sự nghiệp của Edvard Munch.

Trong không gian ảm đạm phía trước ngưỡng cửa, nhân vật chính được đặt giữa căn phòng tối, nơi có sự xuất hiện của đồng hồ và giường.
Vốn là biểu tượng cho thời gian nhưng chiếc đồng hồ được Munch khắc họa lại thiếu đi những chi tiết quan trọng như kim chỉ hay mặt số, gợi liên tưởng đến sự ngưng đọng của không gian và thời gian.
Tuy nhiên, thời gian trên chiếc đồng hồ không chỉ là những phút giây đơn thuần mà còn là hình ảnh đại diện cho sức sống đang dần cạn kiệt của danh họa. Trong giây phút ấy, cái chết dường như đã đến rất gần với Edvard Munch.
Đối với Edvard, hình ảnh chiếc giường chính là biểu tượng cho bệnh tật, nỗi đau, sự hỗn loạn và lằn ranh của sự sống . Xuất hiện trong Self-Portrait. Between the Clock and the Bed (1940 – 1943), chi tiết này trở thành lời tiên đoán về căn bệnh cũng như sự ra đi của Edvard Munch trong những năm tháng cuối đời.
Không dừng lại ở đó, Edvard tiếp tục nhấn mạnh vào sự tồn tại của cái chết qua hình bóng cây thập giá được đặt ở dưới chân. Thập tự giá vốn đã xuất hiện từ thời Đế quốc La Mã, gắn liền với sự kiện Chúa Jesus bị đóng đinh, chúng trở thành một biểu tượng của sự điên rồ, nỗi ô nhục và cái chết trong nhiều năm tháng sau đó.
Một lần nữa, nỗi ám ảnh tôn giáo từ thời thơ ấu của Edvard Munch lại được bộc lộ qua hình ảnh cây thập giá trong tranh.

Nguồn: hanoi1000.vn
———————————————-
Self-Portrait. Between the Clock and the Bed (1940-1943)
Throughout his artistic journey, Edvard Munch has composed more than forty self-portraits to reproduce his own image while revealing the obsession, deep wounds and secrets hidden in the soul of the artist.

In his familiar expressionist style, Edvard portrayed the link between himself and death through the appearance of two different streams of space.
The first line of space was placed in the room behind the door. There, viewers can see the scene filled with gold with countless works of art on display. It is the image that symbolizes the glorious years where the past which crystallized are the brilliant achievements in the career of Edvard Munch.

In the gloomy space ahead of the sill, the protagonist is placed between the dark room, where the appearance of the clock and the bed.
It is a symbol of time, but the clock depicted by Munch lacks important details such as needles or dial, reminiscent of the condensation of space and time.
However, the time on the watch is not only mere moments but also an image representing the exhausting vitality of the painter. In that moment, death seemed to have come very close to Edvard Munch.
For Edvard, the image of the bed is a symbol of illness, pain, chaos and the boundaries of life. Appears in Self-Portrait. Between the Clock and the Bed (1940-1943), this detail became a prediction of the disease as well as the death of Edvard Munch in the last years of his life.
Without stopping there, Edvard continued to insist on the existence of death through the silhouette of the cross placed at his feet. The cross, which dates back to the Roman Empire, was associated with the crucifixion of Jesus, which became a symbol of insanity, disgrace and death years later.
Again, Edvard Munch’s childhood religious obsession is revealed through the image of the cross in the painting.

Source: hanoi1000.vn
———————————————-


