
Tranh khắc gỗ được tạo ra từ một trong những kỹ thuật in sớm nhất và trở nên phổ biến ở châu Âu vào khoảng năm 1400. Tranh khắc gỗ được sản xuất bằng cách khắc một hình ảnh vào một khối gỗ, thường là một loại gỗ cứng, được cắt song song với thớ của nó và chỉ để lại các đường nét và hình dạng của thiết kế đã vẽ từ trước. Tất cả các khu vực khác của gỗ được cắt cẩn thận bằng các dao tạo hình sắc bén, chuyên dụng. Hoạ sĩ Dürer, người đã phát triển kĩ thuật tranh khắc gỗ, thường sử dụng một loại mực nhớt đen, bóng trộn với dầu để bôi lên bề mặt nhô cao của khối gỗ. Ông áp dụng kĩ thuật chấm hoặc lăn bằng máy đánh bóng. Sau đó, bằng cách thủ công, hoạ sĩ sẽ đặt lên trên bề mặt có mực của khối gỗ một tờ giấy và cọ xát đủ lâu để chuyển hình ảnh lên trên tờ giấy đó.


Điều khó khăn nhất khi thực hiện kĩ thuật làm tranh khắc gỗ đó chính là việc khắc bản khắc gỗ thật tỉ mỉ, cẩn thận sao cho các đường nét không bị hỏng sau nhiều lần in. Các bản khắc gỗ ban đầu có đặc điểm là các đường nét thô, dày mà không có nhiều bóng hoặc kết cấu. Nhờ khả năng chạm khắc khéo léo, chính xác, Albrecht Dürer đã biến đổi nghệ thuật in tranh khắc gỗ thông qua việc sử dụng các đường nét thanh mảnh, duyên dáng, các chi tiết phức tạp và sự chuyển màu tinh tế.

Thế nhưng theo như nghiên cứu của các nhà lịch sử nghệ thuật, những tác phẩm tranh khắc gỗ của Dürer không chỉ có một mình ông thực hiện. Có thể nói vai trò quan trọng của Dürer trong việc thiết kế tranh khắc gỗ là chắc chắn, nhưng sự tham gia của ông trong việc cắt các khối gỗ đã dấy lên khá nhiều tranh luận. Các hoạ sĩ Đức thời kỳ đó thường hay thiết kế bản khắc gỗ nhưng giao việc chạm khắc thực tế cho một người thợ khắc gỗ chuyên nghiệp. Trong bức thư được dán vào mặt sau của khối gỗ Behaim, Dürer khẳng định quyền kiểm soát sáng tạo, gợi ý rằng đóng góp của ông chỉ là thiết kế. Giả thiết này càng được củng cố bởi các cuộc kiểm tra kỹ thuật đối với các bản khắc gỗ còn tồn tại khác dành cho các bản in của Dürer, chẳng hạn như các bản khắc cho “Niềm đam mê nhỏ” ở Bảo tàng Anh, được nhận định rằng được tạo ra bởi bốn thợ khắc gỗ chuyên nghiệp khác nhau.

Tuy nhiên, trong một bài viết của Dürer, ông đã ngụ ý rằng tự mình khắc các bản in: “Một người có thể vẽ trong một ngày, hoặc tự khắc một khối gỗ nhỏ vẫn còn tốt hơn so với một người cần mẫn làm việc cả năm trời.” Tuyên bố này đã được các học giả sử dụng để cho rằng Dürer đôi khi vừa là người thiết kế vừa là người thực hiện các bản in khắc gỗ của mình. Nhưng nếu không có bất kỳ bằng chứng tài liệu nào, những cuộc tranh luận về bản khắc của Dürer sẽ không đi đến hồi kết.
Chỉ một số mộc bản của Dürer còn tồn tại. Việc kiểm tra kỹ bản khắc gỗ được sử dụng để tạo ra bản in “Quốc huy của Michael Behaim” cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình chạm khắc. Các dấu vết khắc được tìm thấy trên bản khắc gỗ nói lên những cách đục, khoét và dao được sử dụng để đạt được những hiệu ứng cụ thể. Các đường nét ngắn lặp đi lặp lại với các công cụ như vậy tạo ra kết cấu đặc biệt ở một số vùng lõm của bản khắc gỗ. Ví dụ, các vết ở các vùng trống lớn ở trên cùng và dưới cùng của bản khắc thường được tạo bởi các mũi đục kích thước lớn hơn các rãnh phẳng. Trong khi các dấu dao xung quanh các đường nét của thiết kế cho thấy việc sử dụng các mũi đục nhỏ, sắc nét. Việc chạm khắc có tay nghề cao là đặc biệt cần thiết để nhận ra họa tiết hoa văn uốn lượn của chiếc khiên.
Các đường nét mỏng trên bản khắc gỗ dễ bị gãy theo thời gian do áp lực in ấn lặp đi lặp lại. Các vết đứt nhỏ có thể nhìn thấy ở mép dưới bên phải của bản khắc gỗ chuyển thành một đường ngắt quãng, nhạt hơn trong bản in. Việc kiểm tra song song bản khắc gỗ và bản in cho thấy sự phức tạp của chạm khắc liên quan đến việc chuyển thiết kế tinh vi của Dürer thành một bản in tuyệt vời.

Nguồn: Vanvi gallery
———————————————-
ALBRECHT DURER AND WOODCUTS

Woodcuts were created from one of the earliest printing techniques and became popular in Europe around 1400. Woodcuts are produced by engraving an image into a wood block, usually a hardwood, which is cut parallel to its grain and leaves only the contours and shapes of the previously painted design. All other areas of the wood are carefully cut with sharp, dedicated shaped knives. Dürer, who developed the technique of woodcuts, often used black, glossy ink mixed with oil to apply to the overhanging surface of the wood. He applied the technique of Dotting or rolling with a polishing machine. Then, by handmade, the painter will put on the ink-filled surface of a piece of paper and rubbed it long enough to transfer the image onto that piece of paper.

The most difficult thing when implementing the technique of wood carving is the carving of wood carving is meticulous, and careful so that the contours are not broken after several prints. The original woodcuts were characterized by rough, thick lines without much gloss or texture. Thanks to its skillful, precise carving capabilities, Albrecht Dürer transformed the art of woodcut printing through the use of Slender, graceful lines, complex details, and subtle color transitions.

But according to art historians, Dürer’s woodcuts were not his own. It can be said that Dürer’s important role in the design of woodcuts was certain, but his involvement in cutting wood blocks has sparked quite a lot of debate. German painters of the time often designed woodcuts but assigned actual carving to a professional woodcutter. In the letter glued to the back of the Behaim wooden block, Dürer asserted creative control, suggesting that his contribution was merely designed. This hypothesis is further reinforced by technical examinations of other extant woodcuts intended for Dürer’s prints, such as those for the “little passion” in the British Museum, assumed to have been created by four different professional Woodcarvers.

However, in a Dürer article, he implied that engraving the prints on his own: “a person can draw in a day, or engrave a small block of wood on his own is still better than a person who has worked hard all year.”This statement has been used by scholars to suggest that Dürer was sometimes both the designer and the executor of his woodblock prints. But without any documentary evidence, the debates over Dürer’s engraving would not have come to an end.
Only some of Dürer’s works survive. A thorough examination of the woodcuts used to create the “coat of arms of Michael Behaim” print provides insight into the carving process. The engraving traces found on wood engravings speak to the chisels, carvings, and knives used to achieve specific effects. The short contours repeated with such tools create special textures in some recessed areas of woodcuts. For example, marks in large empty areas at the top and bottom of the engraving are usually made by chisels larger in size than flat grooves. While the knife markings around the contours of the design indicate the use of small, sharp chisels. Skilled carving is especially necessary to recognize the winding pattern of the shield.
The thin contours on the woodcut are prone to fracture over time due to repeated printing pressures. The small breaks visible at the lower right edge of the woodcut translate into an intermittent, paler line in the print. The parallel examination of woodcuts and prints reveals the complexity of the carving involving turning Dürer’s sophisticated design into an excellent print.

Source: Vanvi gallery
———————————————-

Rubik International Academy

0869 087 179

181C1 Cach Mang Thang Tam, Ward 5, District 3, HCMC

sales.rubikart@gmail.com